Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Gặp người tự mài dao mổ bụng mình ở 'địa ngục trần gian' Phú Quốc


Gặp người tự mài dao mổ bụng mình ở 'địa ngục trần gian' Phú Quốc


Ngay đoạn đầu tiên đã tố cáo vc dối trá hoàn toàn khi chối có bộ đội chính qui đưa vào miền nam. Hình ảnh vạc dầu giống trong mấy gánh hát trưng bày chín tầng địa ngục . Vẹm nói dối khéo ghê! thế mà vẫn có ngượi mê muội








Gặp người tự mài dao mổ bụng mình ở 'địa ngục trần gian' Phú Quốc

(VTC News) - Chúng bắt tù binh đi lấy củi, nhổ cỏ, đắp công sự, làm hàng rào thép gai… ai chống cự liền bị đánh đập dã man, khẩu phần ăn ít ỏi cũng bị cắt xén không thương tiếc.
Kỳ 1: Người cựu tù tự rạch bụng

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày tháng 4, Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày ở xã Nam Triều (Phú Xuyên, Hà Nội) lại thu hút đông người đến tham quan. Bảo tàng được lập nên bởi một cựu tù Phú Quốc là ông Lâm Văn Bảng, trong khuôn viên gia đình rộng hơn 2000 m2.

Đó là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, những bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh cũng như ca ngợi tinh thần chiến đấu quật cường của những cựu tù Phú Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh du khách, còn có những cựu chiến binh cũng tìm về bảo tàng trong những ngày tháng 4 này. Họ gặp nhau, ôn lại những ký ức hào hùng một thời sống vì lý tưởng. Và quả thật nếu không nghe những nhân chứng lịch sử này kể chuyện, chúng tôi cũng không thể hình dung ra nổi về một nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” trong chế độ cũ.

Trong số hơn 3.000 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, mỗi hiện vật lại có một hành trình, một số phận riêng. Bản thân những hiện vật ấy đã mang dấu ấn của lịch sử, và phía sau chúng là những câu chuyện đầy ý nghĩa. Chưa ở đâu, những đòn đánh đập, tra tấn, hành hạ lại độc ác, rùng rợn như những ngón đòn của bọn cai ngục Phú Quốc. Nhưng càng ở trong cái khổ, tinh thần người tù càng được mài dũa sắc và kiên định hơn.
Một góc ở bảo tàng, miêu tả cảnh các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn
Cảnh nấu tù binh trong vạc nước sôi 
Tôi đặc biệt chú ý tới bức tượng một người tù binh đứng hiên ngang, tay phải dơ lên cao biểu thị sự quyết tâm đấu tranh, tay trái cầm con dao rạch thẳng vào bụng, vết máu loang lổ. 

Các cựu binh từng trải qua những thời khắc kinh hoàng ở “địa ngục trần gian chế độ cũ” Phú Quốc cho biết, đó là tượng ông Phùng Xuân Nghị, ở thôn An Thuận (Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội). 

Theo các cựu binh, nếu như không có sự đoàn kết đấu tranh đến cùng, nếu như không có hành động tự rạch bụng đấu tranh của ông Nghị, có lẽ sẽ còn rất nhiều tù binh, thương binh không thể trở về.

Trong căn nhà nhỏ ở thôn Hữu Văn, đón chúng tôi là một người đàn ông gầy gò nhỏ bé, đôi tay thương tật. Nhắc lại những kỷ niệm cũ, Ông Nghị hồ hởi kể chuyện, đồng thời vén áo cho chúng tôi xem những vết sẹo vằn vện ở bụng, ở vai. Ông bảo, đó là dấu vết của những ngày trải qua “địa ngục trần gian”.
Cựu binh Phùng Xuân Nghị
Cựu binh Phùng Xuân Nghị 
Nhập ngũ từ năm 17 tuổi, ông thuộc Đại đội 50, Tiểu đoàn 46, trực thuộc Quân khu 5, tham gia trận đánh đêm Giao thừa Mậu Thân năm 1968 ở Quảng Ngãi. Trong trận đánh cam go đó, ông Nghị bị đạn xuyên qua phổi, nằm gục trên chiến trường rồi bị bắt. 

Không khai thác được gì dù đã giở đủ các kiểu tra tấn, chúng áp giải ông về Đà Nẵng, chuyển qua Biên Hòa, rồi đày ra nhà tù Phú Quốc.
Phối cảnh nhà tù Phú Quốc trong chế độ cũ
Phối cảnh nhà tù Phú Quốc trong chế độ cũ 
Ông Phùng Xuân Nghị cùng với mấy trăm anh em thương binh nặng bị lính Ngụy đày sang khu vực thuộc phân khu 9. Ở đó, từ trước không có ai ở, cỏ mọc lút gối, cái sạp nằm cũng chẳng có, nước uống không, ruồi muỗi bay nhặng xị. Tên cai ngục còn lớn tiếng: “Tao sẽ để cho chúng mày sinh bệnh mà chết dần chết mòn”.

Trong mấy anh em thương binh, có một số người còn khỏe, tức thì chúng bắt đi lấy củi, nhổ cỏ, đắp công sự, làm hàng rào thép gai… Ai chống cự liền bị đánh đập dã man. Khẩu phần ăn cũng bị cắt xén một cách không thương tiếc.

Tin tức trong trại cũng như trong đất liền được cập nhật liên tục, nhờ những người được ra ngoài lấy củi nghe ngóng, chuyển tài liệu, và những phương thức khác. Ở trại thương binh còn đỡ, nhưng ở trại tù binh khác trong “địa ngục trần gian” Phú Quốc thì hàng trăm câu chuyện bọn cai ngục tra tấn tàn bạo các chiến sĩ, hàng loạt những tấm gương kiên trung bất khuất… liên tục được truyền về.
 
Video hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn

“Chúng tôi quyết định biểu tình, đưa yêu sách bắt địch phải thực hiện đối với toàn bộ tù nhân ở trên đảo, không được đánh đập tù binh, phân phát đủ chăn màn, quần áo, nước uống, đồ ăn… và biện pháp đầu tiên là anh em tiến hành tuyệt thực”, ông Nghị cho biết.

Thế nhưng, ở trại toàn thương binh, sức yếu, tuyệt thực đến ngày thứ 7 thì một số người có dấu hiệu kiệt sức, trong khi bọn cai ngục cứ làm ngơ.

Nếu tiếp tục đấu tranh theo hình thức này chưa chắc hiệu quả mà có thể anh em sẽ hy sinh vô ích. Chi bộ nhà lao họp khẩn cấp, đặt ra phương án một đồng chí sẽ tình nguyện "rạch bụng" tố cáo tội ác của giặc, buộc kẻ địch phải chấp nhận các yêu sách của tù nhân .

Trong trí nhớ của ông Nghị, có rất nhiều người xung phong chọn cái chết, nhưng nhờ thái độ quyết tâm, nhiệt tình của tuổi trẻ, ông đã được lựa chọn.
Ông Nghị (ngoài cùng bên phải) trước bức tượng tái hiện hành động đấu tranh năm xưa của mình
Ông Nghị (ngoài cùng bên phải) trước bức tượng tái hiện hành động đấu tranh năm xưa của mình 
Một sáng đầu năm 1972, toàn bộ thương binh tập trung đứng hết trước cửa trại, tuyên bố tội ác và đồng thanh hô vang “Đả đảo bọn ngụy quyền làm tay sai cho Mỹ, đàn áp anh em tù binh trong tay không tấc sắt”. Liền sau đó, một chàng trai gốc Bắc cao chừng 1,6m, nặng chưa đến 40kg đã chạy ra giữa sân, tay cầm chắc con dao mài từ cốc nước và không nao núng rạch một đường sắc lẹm vào bụng mình khiến bọn cai ngục và hàng trăm tù binh nín thở.

Ông Nghị gục xuống, anh em liền bế vào trong trại, lấy chỉ ra khâu. Chừng một giờ đồng hồ sau, có xe của trại trưởng chạy đến, bắc loa vào thông báo đưa người mổ bụng ra để đi cứu chữa, nhưng các tù binh không mắc mưu, kiên quyết im lặng bảo vệ ông. Sau cả tuần tuyệt thực, cộng thêm vết thương cũ tái phát, sự sống của ông Nghị khi ấy chỉ còn thoi thóp. 

Đến chiều tối, bọn cai ngục lắc đầu chịu thua, lo sợ cuộc đấu tranh của anh em thương binh sẽ lan ra toàn đảo và cả miền Nam, cố vấn Mỹ và Đảo trưởng Phú Quốc mời đại diện tù binh ra để giải quyết, và những yêu sách đưa ra được đáp ứng toàn bộ.

Nhờ tình yêu thương, đùm bọc của đồng đội, ông hồi phục nhanh không ngờ. Chỉ sau nửa tháng vết thương trên bụng đã lên da non. Cho đến lúc tự bước chân ra được khoảng trời đầy nắng ở sân trại, ông Nghị biết mình được sống lại là nhờ những đồng đội thương yêu, và ông lại tiếp tục lao vào cuộc đấu tranh bảo vệ lý tưởng cách mạng nơi địa “ngục trần gian” Phú Quốc.

"Sức ép âm thanh gây ồn ào làm cá chết đồng loạt".Hoàng Dương Tùng


image1.jpeg

23 hrs ·
NÓ ĂN GÌ?
Ka ka! Tư duy này dám làm đến chức Tổng Bí thư chứ chả chơi!
Nóng!: Tin mới nhận từ Stockhom, Hội đồng giải Nobel Vương quốc Thụy Điển vừa quyết định trao giải Nobel sinh học 2016 cho nhà khoa học Vịt Ngan Hoàng Dương Tùng, với phát kiến xuất sắc, chấn động giới khoa học toàn cầu: "Sức ép âm thanh gây ồn ào làm cá chết đồng loạt".
Giải phẫu 100% cá thể mẫu cá chết ven biển miền Trung VN đều thấy màng nhĩ bị thủng, gây xuất huyết não ồ ạt.


Kim-Son Vo

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Gọi vợ là gì biến đổi theo Thời Gian ?



 Gọi vợ là gì biến đổi theo Thời Gian ?





Thao Thức's photo.




- Bố ơi, ngày xưa người ta gọi vợ là gì hả bố?
- Ngày xưa thời các cụ gọi vợ là NƯƠNG TỬ.
- Thế còn thời ông bà nhà mình?
- Thời ông bà thì gọi vợ... là THÊ TỬ.
- Vậy còn thời thời nay?
- Thời nay của bố người ta gọi vợ là… SƯ TỬ.
- Ối, thế không biết tương lai người ta gọi vợ là gì bố nhỉ?
- Tương lai thời các con người ta sẽ gọi vợ là… BOM NGUYÊN TỬ con à!
Bà vợ trong phòng nghe được chuyện, chạy ào ra nổi cơn tam bành thét: - Giờ thì cho bố con mày… NHỪ TỬ!
Trong cơn nguy khốn, cả hai bố con cuống cuồng thốt lên lời kinh: - Xin cứu chúng con trong giờ LÂM TỬ........Amen.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

‘Ráng làm người tử tế’ Nguyễn Hưng Quốc (Nguồn: VOA)

‘Ráng làm người tử tế’
Nguyễn Hưng Quốc (Nguồn: VOA)Monday, April 4, 2016 4:24:45 PM




Nguyễn Hưng Quốc (Nguồn: VOA)
Chủ trì phiên họp cuối cùng nhằm từ biệt các thành viên nội các ngày 26 tháng 3, sau khi cám ơn mọi người, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyên những người sắp về hưu như ông “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế.”

Nguyễn Tấn Dụng bị Nguyễn Phú Trọng hất văng khỏi cuộc đua vào ghế tổng bí thư sau đại hội 12. (Hình: Getty Images)

Lời khuyên trên bao gồm bốn ý chính. Chuyện “giữ gìn sức khỏe,” “làm công dân tốt” và “đảng viên tốt” không có gì lạ. Lạ nhất là ý cuối “làm người tử tế.” Lạ vì nó ngược với thực tế: Muốn làm một đảng viên tốt thì khó mà sống tử tế được.
Nhớ, trong cuốn phim tài liệu “Chuyện Tử Tế,” sản xuất vào năm 1985, đạo diễn Trần Văn Thủy đã trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự tử tế trong xã hội Cộng Sản thời bao cấp. Cuối cùng, ông tìm ra sự tử tế ở những nơi khuất vắng, ít người biết nhất: một bà mẹ bị bệnh cùi, hằng đêm làm gạch để xây nhà cho đứa con còn bé dại, và đặc biệt, ở bệnh viện cùi với các nữ tu Công Giáo, bất chấp những hiểm nguy lây bệnh, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân lở loét đau đớn. Bộ phim đầy những hình ảnh tương phản: bên cạnh những người ăn nhậu thỏa thuê là những người nghèo khổ rách rưới lam lũ đói khát dọc hai bên đường; bên cạnh hình ảnh hàng ngàn người chen chúc mua vé xe đò là hình ảnh những cán bộ cao cấp đi xe hơi và bước trên những chiếc thảm đỏ sang trọng mới tinh. Những sự tương phản ấy gợi lên ấn tượng: giới lãnh đạo Cộng Sản không hề tử tế.
Trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê,” Nguyễn Quốc Chánh, hiện sống trong nước, nhận định một cách khái quát:
“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Ðó là: Thông minh, lương thiện và cộng sản.
Một người thông minh và lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện,...
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”
Ở đây có hai vấn đề: Một, thế nào là tử tế (hay lương thiện)? Và hai, tại sao những người cộng sản, ít nhất là lúc tại chức, không thể tử tế?
Khái niệm tử tế, theo tôi, có hai nội dung chính: Thứ nhất, sống theo một chuẩn mực đạo đức phổ quát; và thứ hai, biết nghĩ đến người khác.
Ðảng Cộng Sản, bất cứ là đảng Cộng Sản nào, khi lên cầm quyền, đều hăm he tiến hành ba cuộc cách mạng: cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng văn hóa tư tưởng. Một trong những nội dung chính của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng là xóa bỏ những bảng giá trị truyền thống mà họ cho là tàn tích lỗi thời của chế độ phong kiến cũng như những mầm mống hư hoại của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, cái gọi là giá trị truyền thống ấy chính là những hệ thống đạo đức gắn liền với Nho giáo cũng như với văn hóa làng xã. Những quan hệ tốt đẹp giữa người và người như tình nghĩa và nhân nghĩa vốn kết tinh trong xã hội cả hàng ngàn năm bỗng dưng bị phê phán và đả kích kịch liệt. Cuộc cải cách ruộng đất tàn khốc vào giữa thập niên 1950 phá vỡ mọi quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Hậu quả là sau mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng Sản làm cho mọi giá trị đạo đức truyền thống sụp đổ. Sau này, một số người cố gắng phục hồi lại Nho giáo nhưng đó chỉ là một nỗ lực lẻ tẻ và muộn màng: Những gì bị đánh sập thì khó mà vun đắp lại được. Thành ra, ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới đảng viên, hầu như không có một bảng giá trị phổ quát nào còn tồn tại.
Ngoài việc phá hoại những bảng giá trị truyền thống, đảng Cộng Sản còn đề cao việc đấu tranh giai cấp. Một trong những nội dung chính của cuộc đấu tranh giai cấp ấy là giành giật quyền lợi từ những tầng lớp thượng lưu vào tay mình.
Trong một bài viết ngắn trên facebook, nhà nghiên cứu âm nhạc và văn học Hoàng Ngọc-Tuấn phát hiện ra một điểm lạ trong bản tiếng Việt của bài “Quốc Tế Ca.” Câu “Le monde va changer de base/ Nous ne sommes rien, soyons tout” trong nguyên tác tiếng Pháp của Eugène Pottier (viết năm 1871) có nghĩa là “Thế giới sẽ thay đổi từ căn bản/ Chúng ta chẳng là gì, chúng ta hãy là tất cả” được Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản, dịch là “Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa/ Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.” Bản dịch ấy, từ mấy chục năm nay, trở thành lời ca chính thức tại Việt Nam.
Ðiều đó cho thấy mục tiêu lớn nhất mà đảng Cộng Sản Việt Nam nhắm tới, từ lúc mới sơ sinh, là giành giật “lợi quyền” vào tay họ. Khi giành được rồi, hầu như toàn bộ nỗ lực của họ là làm sao giữ được những quyền lợi ấy. Trong chiều hướng ấy, đứng trước nguy cơ “diễn tiến hòa bình,” để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên, đặc biệt trong lực lượng công an, họ đặt ra câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình.” Ðể bảo vệ quyền lợi, có khi họ sẵn sàng hy sinh cả đất nước, điều được dân gian khái quát hóa qua câu nhận định sắc sảo: “Ði với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung Quốc thì mất nước. Thà mất nước còn hơn mất đảng.” Có thể nói một cách tóm tắt, từ khi được thành lập đến nay, mục tiêu tối hậu của đảng Cộng Sản là giành và giữ quyền lực và quyền lợi cho họ. Cái gọi là “vì dân” của họ chỉ là một chiêu bài rỗng tuếch.
Bởi vậy, khái niệm “đảng viên tốt” rất khó đi liền với khái niệm “sống tử tế.”
Tuy nhiên, có một vấn đề khác cũng cần được chú ý: Lời khuyên làm người tử tế và sống tử tế của Nguyễn Tấn Dũng chỉ được thốt ra khi ông sắp sửa về hưu. Hiện tượng ấy cũng khá phổ biến. Hầu hết những đảng viên lên tiếng phản biện lại chính quyền và đảng cầm quyền cũng như hô hào cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam hiện nay đều là những người đã nghỉ hưu. Ðiều ấy cũng cho thấy khi còn nằm trong bộ máy quyền lực, người ta không thể tử tế được.
Muốn tử tế, người ta phải đi ra ngoài bộ máy quyền lực của đảng, thậm chí phải đi ra khỏi đảng.

Linh tinh cho dzui


Linh tinh cho dzui

Giờ sinh vật , cô giáo hỏi : 
- Em hãy tìm cho cô một động vật không có lông vũ mà bay được! 
- Dạ, đó là bố em ạ! 
- Sao vậy? 
- Vì sau năm 75 , bố em nói: Bố gãy cánh rồi con ạ !
Smiling face with open mouth and smiling eyes
Ông "A" cầm tấm check vừa ký xong, đưa cho đứa con gái và nói:
- Hôm nay con vừa đúng 18 tuổi, đây là tấm check "Child Support" cuối cùng của Ba, con cầm về đưa cho Má của con và nhớ nói: "Từ đây trở đi...Má của con đừng hòng lấy thêm tiền của Ba, dù chỉ là...một xu". 
Khi nào nói xong, con nhớ dòm cái mặt Bả như thế nào...chiều trở qua đây nói cho Ba biết !
Buổi chiều thấy cô con gái trở qua, Ông "A" hấp tấp hỏi:
- Sao ? sau khi con nói xong, con thấy cái mặt Bả ra sao, nói cho Ba biết !
Cô gái:
- Má con biểu con qua đây nói lại với Ba: "Thật ra...con không phải là con "Ruột" của Ba, Má dặn con: "Mầy nói xong nhìn cái mặt của thằng chả ra sao...về nói lại cho Tao biết !"
Ông "A":
- !?!?!
Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes
Cặp đôi có một bữa tối lãng mạn trong một nhà hàng sang trọng.
Sau khi ăn xong, cô gái thỏ thẻ với người yêu:
– Bây giờ anh có thể nói điều gì đó khiến tim em đập loạn nhịp không?
Chàng trai cầm tay bạn gái khuôn mặt lo lắng:
– Anh để quên ví tiền ở nhà rồi em à!
Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes
Một ông lão than:
- Già rồi sức lực không còn dẻo dai như xưa khiến bà vợ cũng buồn.
Bác sĩ mỉm cười thông cảm và biên cho một cái toa.
Tuần sau ông lão lại đến, miệng cười toe toét, nói:
- Thuốc của bác sĩ cho quả là thần dược. Đêm bảy ngày ba vô ra không kể. Thiệt đã quá sức!
Vị bác sĩ cũng vui lây, hỏi:
- Thế bà cụ bằng lòng lắm hả?
Ông lão trợn mắt:
- Tui đâu có biết. Cả tuần nay tui đâu có về nhà.

Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes
- Đố anh con gì leo lên đầu mình được thì không bao giờ xuống ?
- Con khỉ.
- Không phải.
- Con mèo.
- Sai.
- Vậy chứ con gì ?
- Con .... vợ.
Smiling face with open mouthSmiling face with open mouthSmiling face with open mouthSmiling face with open mouthSmiling face with open mouth
Hôm nay tớ ra đường gặp 1 bà ăn xin thấy bả có tới 3 cái bát để xin tiền
- Tớ hỏi : Sao bà để tới 3 bát thế
- Bà ăn xin bảo là :.
- Làm ăn khá nên mở thêm chi nhánh không được à
Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes
Lý do nên làm bác sĩ da liễu . 

Một bác sĩ theo học chuyên khoa điều trị bệnh ngoài da. 
Một người bạn hỏi tại sao anh ta lại chọn ngành da liễu.

Anh ta trả lời:

- Có 3 lý do không thể chê vào đâu được: 
Người bệnh không bao giờ kéo tôi ra khỏi giường vào ban đêm; họ không bao giờ chết và họ cũng chẳng bao giờ khỏi.Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes
Ông Thọ tán tỉnh cô gái Hà Lan
-Lan ơi! Anh yêu em
-Thôi đi ông,đã gay lại còn bày đặt!!
-Anh là boy mà ????
-Boy mà có sữa, laị còn bị tiệt trùng nữa.
Smiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyesSmiling face with open mouth and smiling eyes

Cô giáo: Em tên gì?
Học sinh: Em thưa cô, em tên Mai Quốc Khánh ạ
Cô giáo: Ồ, em sinh ngày mồng 1 tháng 11 hả?
Học sinh: Dạ không ạ, em 
sinh ngày mồng 31 tháng 10 ạ!



Ydang