Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Bắc Thang Lên Hỏi ông Giời



Bắc Thang Lên Hỏi ông Giời
http://38.media.tumblr.com/7b708d0a562a382a65b566f5509511f3/tumblr_inline_ngp1r9X2jt1sg5n61.gif 
Bắc thang lên hỏi ông Giời
Lấy vợ lấy chỉ một ... người thôi sao ?
Ông Giời nói nhỏ thì thào
Một vợ, nhưng có...nhiều đào Ô-Kê!

http://i.imgur.com/4hqEQ2c.jpg
Bắc thang lên hỏi ông Giời 
Con gái dưới thế dạo này... chảnh ghê 
Ông Giời giận quá đập bàn 
Nó chảnh, kệ nó mắc gì hỏi tao 

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/30/11/20120830110958_30a2.jpg   
Bắc thang lên hỏi ông Giời 
Vợ con dữ quá tối ngày đánh con 
Ông Giời ổng trả lời rằng 
Mày ngu mày chịu hỏi gì nơi tao?

http://images.motthegioi.vn/Uploaded/hcns/2015_04_15/danh-chong_PRQJ.jpg    
Bắc thang lên hỏi ông Giời
Ðời con đau khổ đã nhiều .... thấu chăng?
Ông Giời cúi mặt than rằng
Tao đây cũng khổ, cắn răng chịu đòn!
  

http://media.tinmoi.vn/2015/05/09/videobi-chong-xo-nga-vo-nang-goi-khien-chong-dieng-nguoi.jpgBắc thang lên hỏi ông Giời 
Vợ con nó quái, dữ như bà chằng 
Ông Giời ổng trả lời rằng 
Vợ tao còn dữ gấp trăm vợ mày 

http://media.doisongphapluat.com/329/2014/3/13/Phuong-Thanh-phim-Vua-di-vua-khoc-15.JPG  
Bắc thang lên hỏi ông Giời 
Kiếp này con có bỏ nàng được không 
Ông Giời ổng trả lời rằng 
Tao còn chưa được ... xá chi là mày 

http://giadinhnho.vn/upload_images/images/2015/01/28/vo-ghen-copy-bd247.jpg  
Bắc thang lên hỏi ông Giời 
Vợ con dữ quá, con xin bỏ nàng
Ông Giời ngó xuống trả lời 
Mày bỏ được nó thì tao ... con mày 

http://afamily1.vcmedia.vn/suQSjz7XhV7KztLFgQidIKVP2lcccc/Image/2013/09/chong-nhu-nhuoc-ava-6534a.jpg  
Bắc thang lên hỏi ông Giời
Bấy lâu bị liệt ... vợ buồn vợ chê
Sao mày lại quá u mê
Via-gra thần dược ... vợ mê tới già! 

https://www.drugnews.net/images/viagra-box.jpg
Bắc thang lên hỏi ông Giời
Thuốc thang, rượu bỗ ... chẳng nào tới đâu
Ông Giời vẻ mặt rầu rầu
Thôi mày xuống tóc cạo đầu đi tu!

http://giacngo.vn/UserImages/2011/10/04/11/giadinh_102807_965994966_0.jpg  
Bắc thang lên hỏi ông Giời
Vào chùa sư nữ trụ trì được chăng ?
Ông Giời nháy mắt cười rằng
Chờ tao một tí ... tao theo với mày! 

https://i.ytimg.com/vi/P8TYx8Cv7X4/maxresdefault.jpg
= Tác giả tạm dấu tên =




====================================



Cười té ghế ...cẩn thận ....Hot smile Hot smile Hot smile
Một bà vợ luôn tự coi mình là nhân vật quan trọng trong gia đình:
- ... Nếu thiếu sự quán xuyến của em thì gia đình sẽ tan nát, của cải sẽ đội nón ra đi.
...
Nghe vợ nói, ông chồng không hề phản đối mà còn hăng hái thêm vào:
- Em nói đúng, người vợ trong gia đình cũng giống như cái ổ khoá của một căn phòng. Đồ đạc trong phòng muốn an toàn phải nhờ có ổ khoá tốt.
- Anh nói chí phải!
- Còn vai trò của người chồng chỉ như cái chìa khoá mà tôi, làm sao so được với cái ổ khoá.
- Anh nói đúng lắm! Chưa bao giờ em thấy anh đánh giá vai trò của vợ chồng mình chính xác như hôm nay. Hoá ra anh cũng không ngớ ngẩn như em và mọi người vẫn tưởng.
- Để anh nói hết đã! Cái ổ khoá tốt là ổ khoá chỉ có một chìa mở được!
- Đúng quá đi rồi! Nếu chìa nào cũng mở được thì ổ khoá là loại vứt đi.
Ông chồng lại thủng thẳng:
- Còn chìa khoá tốt là chìa khoá mở được nhiều ổ khoá.
- Đúng.... à, không phải thế, không phải thế.
Bà vợ suy nghĩ một lúc mới biết ông chồng gài bẫy mình, liền xấn xổ:
- Thế cái chìa của anh mở được bao nhiêu ổ khoá rồi? Nói đi, nói đi! Tôi sẽ bẻ cong cái chìa khóa láo lếu này cho nó khỏi mở ổ khóa nào hết!
- !!!
***
Định nghĩa  : "Vợ"
Vợ, từ thiếu nữ hiền lành
Ðến khi xuất giá trở thành... "quan gia"
Vợ là con của người ta...

Và ta quen Vợ chẳng qua vì tình
Có quan thì phải có binh
Nên ta làm... lính hầu tình "quan gia"
Con ta do Vợ sanh ra
Nên ta với Vợ... chẳng bà con chi
Tại vì hôm Vợ vu quy
Ta lỡ làm... lính hầu đi bên nàng
Làm lính chứ không... làm tàng
Tính chất Vợ ta phải càng hiểu hơn
Mỗi khi mà Vợ giận hờn
Áp dụng "công thức giản đơn"... làm huề
Khi Vợ đã ngỏ lời... chê
Thì nên sửa đổi... "đa bê" tức thì (database)
Mỗi khi Vợ nhờ chuyện gì
"Program" Vợ viết nhớ ghi trong lòng
Khi Vợ đã nói là... "không!"
"Nguyên hàm bất định", đừng mong tìm dò
Vợ mà nổi nóng dằn co
"Bảo toàn định luật" phải lo sẵn sàng
Khi nào cùng Vợ ra đàng
"Bảy hằng đẳng thức" sẵn sàng lắng nghe
Mỗi khi mà đã ngừng xe
Phải lo... "chuyển vế " mở xe cho nàng
Cùng Vợ đi vào nhà hàng
Không nên tự ý "khai hàm tích phân"
Hễ thấy Vợ cứ nhăn nhăn
"Khảo sát hàm số" nhưng cần làm thinh
Vợ... "input" chữ "Shopping"
Thì... "output" phải áo xinh, váy đầm...
Muốn Vợ đừng có... chầm bầm
Credit cards cứ âm thầm... "khai căn"
Nếu... lỡ mà có lăng nhăng
"Giá trị tuyệt đối" một lần rồi thôi
Tình Vợ mà có muôn đời
Phải nhường Vợ chức... "đương thời quan gia"
Muốn Vợ trẻ mãi không già
Lưng ta chắc phải như là... "parabol"
Tính chất Vợ thì phải tuân
Kẻ làm... lính phải luôn luôn thật thà
Nấu cơm, đi chợ, quét nhà...
Quan gọi thì... dạ , bẩm bà có ngay
Quan thương sẽ cười suốt ngày
Quan ghét... lính sẽ bị đày khổ sai
Hễ ai có cười chê bai
Ðổ thừa... thương Vợ chứ ai mà...đần
Tính chất phải... học nhiều lần
Nếu không áp dụng trăm phần trăm... thua!!!

Lượm trên Net






Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Chuyện vui trong tuần


Chuyện vui trong tuần

Phải đoc để cười cho đời thêm tươi !! Công nhận là báo chí của nhà nước can đảm cùng mình mới đăng những chuyên 'NGU' không để mô cho hêt như chuyên này. Hay nhất là phần "comments " của độc giả ở dưới để thấy dân VN trong nước khôn ra rồi, khó mà nhồi sọ!!!
  
 Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ
 Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng – Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay).
Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dãi chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi hạ một mình hơn 8 chiếc máy bay UH – 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.
Đất nước giải phóng, dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cựu binh năm nào vẫn còn đau đáu một nỗi lòng với những người đồng đội đang nằm lại nơi rừng xanh, núi cao chưa tìm thấy hài cốt.
Từ năm 1990 đến nay, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến băng rừng, vượt suối về lại chiến trường xưa để tìm kiếm, cất bốc mộ đồng đội.
Người cựu binh nặng lòng với quá vãng ấy là ông Bùi Minh Kiểm (SN 1942, trú tại đường số 5, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), một “địa chỉ đỏ” trong hành trình đi tìm mộ liệt sĩ của thân nhân những người lính ngã xuống trên chiến trường Quảng – Đà.
Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH – 1 của Mỹ - ngụy
Ông Kiểm đang kể cho   con    cháu   nghe  về những trận đánh năm xưa.
Ông Kiểm đang kể cho con cháu nghe về những trận đánh năm xưa.
Sau nhiều lần tìm đến nhà, cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông vừa trở về sau chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực rừng núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.
Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH – 1 của Mỹ xuống mặt đất.
Dẫn chúng tôi lên căn phòng chất đầy những kỷ vật một thời lửa đạn như: bi đông nước, ba lô con cóc, dép cao su…, ông kể: “Gia đình tôi có 4 anh em trai thì hết 3 người xung vào quân đội, 4 chị em gái cũng lần lượt vào thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường lớn miền Nam.
Riêng tôi con út nên được ở nhà, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc giã, bạn bè cùng trang lứa đã xếp bút nghiêng lên đường, mình ở nhà sao được?”.
Mặc cho gia đình can ngăn, ông vẫn viết đơn nhập ngũ và xin vào chiến đấu ở mặt trận Quảng – Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất lúc bấy giờ.
Sau gần nửa năm huấn luyện trong gian khổ, ông được biên chế vào đơn vị 91 Đặc công (thuộc Quân khu V), thực hiện các nhiệm vụ đánh “thọc” sâu bên trong lòng địch, bảo vệ các cứ điểm quan trọng.
Với một người lính trẻ vừa kết thúc mấy tháng quân trường, đó bước thử thách khắc nghiệt, khó khăn. Trải qua những trận đánh ác liệt, có những lúc đối diện với cái chết trong gang tấc đã hun đúc tinh thần người lính trẻ.
Sự ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhiều đồng đội, cũng không thể khiến ông khuất phục.
Trong đời binh nghiệp của mình, ông nhớ nhất là trận đánh “không ngang sức” với kẻ thù, buộc ông phải gieo mình xuống sông để tránh bị rơi vào tay kẻ thù. Nhắc lại chuyện xưa, trong đôi mắt của người lính già ngấn lệ, hồi tưởng về một thời máu lửa đã qua.
Ông kể, đó là vào khoảng 9 giờ một ngày tháng 4/1968, khi đơn vị của ông gồm 4 người (thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140 – Bộ Quốc phòng) đang đào hầm trên bãi cát gần bờ sông Vu Gia (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – PV) để bảo vệ một điểm trung chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Quảng – Đà.
Trong lúc 4 người đang đào công sự thì địch sử dụng máy bay do thám phát hiện. Chỉ khoảng một giờ sau, hàng chục chiếc trực thăng của địch bất ngờ đổ bộ xuống vị trí cách đơn vị ông chưa đến 20 mét.
Trước khi đưa lính tới càn, bọn chúng đã cho pháo tập kích, dập tả tơi quanh khu vực bán kinh 1km trở lại. Trận pháo kích dữ dội đã làm 2 chiến sĩ của đơn vị trúng đạn, hy sinh.
Biết địch chắc chắn sẽ cho quân càn tới để tiêu dịch cứ điểm quan trọng này nên ông và đồng đội Nguyễn Phú Thao (ngụ TP.Hải Phòng) quyết một phen sống mãi với quân thù.
Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.
“Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn” - ông Kiểm nhớ lại.
Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên.
Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.
Người lính già Bùi Minh Kiểm (đứng bế cháu, thứ 3 từ phải sang trái) cùng thân nhân những người đi tìm hài cốt liệt sĩ.
Người lính già Bùi Minh Kiểm (đứng bế cháu, thứ 3 từ phải sang trái) cùng thân nhân những người đi tìm hài cốt liệt sĩ.
Quân Mỹ - ngụy tưởng rằng, chúng đang đụng độ với một đơn vị bộ đội của ta nên tiếp tục cho quân đổ bộ và tăng cường hỏa lực trấn áp.
“Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay” ông Kiếm kể.
Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.
Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.
Tiếng nổ của chiếc UH – 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.
Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH – 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt”.
Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao lên đạn súng máy thì tôi chạy thắng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái.
Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt”.
Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lãng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” - ông Kiểm kể.
Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch.
Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ - ngụy.
Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.
Kể đến đây, ông Kiểm quay sang nhìn tấm di ảnh của ông Thao treo trang trọng trong nhà và ông xúc động:
“Đến bây giờ, tôi cũng không nghĩ là mình may mắn còn sống. Cả đơn vị tôi hôm ấy đã hy sinh gần hết, chỉ còn lại tôi. Bà con đã nuôi dấu tôi hơn 2 tuần cho hồi phục rồi tìm đường trở lại đơn vị chiến đấu”.
Sau trận ấy, ông được đơn vị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Đó xem như là phần thưởng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người lính trẻ năm nào. Trở về đơn vị, ông và đồng đội lại bước vào những trận chiến gian khổ và khốc liệt hơn.
Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng.
Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy.
Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét).
80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó...
Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.
Đơn vị được tặng 10 Huân chương Quân công, hàng trăm Huân chương Chiến công, được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1973...”.
Trong thời gian 1964-1975, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ông Kiểm được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 4 danh hiệu Dũng sĩ (diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt máy bay, diệt xe cơ giới), 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến và 31 bằng khen, giấy khen các loại...
Cuộc trò chuyện bỗng trầm xuống khi chúng tôi nhắc đến những chiến thắng, ông rưng rưng nước mắt:
“Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được”.
Hạ Nguyên  
 ------------------------------
Một số lời bình tiêu biểu:
+ Câu truyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký!”, thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!
+ Hay chỉ là trực thăng bằng giấy cúng cô hồn Rằm tháng Bảy mà bác Kiểm nhà ta thần hồn nát thần tính nhìn lộn vậy ta… hihi…
+ Thật hãi quá các cụ ơi. Nghe nói hồi xưa có vụ chiến sĩ ta cầm K54 bắn rơi B52 nữa đấy!
+ Cụ Bùi Minh Kiểm đúng là Hercule của Việt Nam! Vãi thật siêu nhân à!
+ Superman có họ hàng người Việt mà bây giờ mình mới biết!
+ Xin các bác nhà báo có bơm thì cũng bơm vừa phải thôi chứ; bơm quá đối tượng bay như bong bóng mất.
+ Nhảm thật! Sau trận pháo kích dữ dội mà đơn vị ông Kiểm vẫn còn sống và bám gần đó và vẫn còn bất ngờ khi quân Mỹ đổ bộ xuống ngay đó thì ông ổng là Rambo và chẳng biết gì về kỹ thuật quân sự cả.
+ Theo câu chuyện kể thì lúc đang đứng dưới hào chiến đấu, ông này đã nhảy lên nắm càng máy bay lôi nó xuống đất. Xin hỏi máy bay này nếu nó biết bên dưới là địch, thì khoảng cách nó giữ với mặt đất không lẽ chỉ 1, 2 mét? Hơn nữa ông này còn đứng dưới hào, là ít ra phải ngang hông, coi như ông muốn với tới máy bay phải nhảy như người nhện. Chưa kể ổng nặng bao nhiêu? Cho hết quân trang quân dụng ổng nặng cỡ 100kg thì nhằm nhò gì với cái trực thăng này?
+ Ghét nhất là đọc mấy đoạn kể lại của bố Kiểm. Toàn suy diễn và bịa chuyện, chẳng thể tin nổi.
+ Chắc tay phóng viên xem phim “siêu nhân” hơi bị nhiều!
+ Tung chảo chém gió thì cũng để đức cho con cháu với chứ.
+ Chao ôi, nghe khắm y như lũ Bắc Triều Tiên!
+ Trực thăng Mỹ nó bắn rocket mà hạ thấp đến mức cho bác bám vào à? Mức đó thì nó bắn xong nó nổ luôn chắc.
+ Học ngữ văn của Việt Nam là biết khả năng chém gió khủng đến cỡ nào! Nói khoác một mình dùng súng AK47 bắn hạ cả đống máy bay chưa đã sao lại còn bảo kéo cả UH-1 xuống bằng tay không. Ngày đó thân xác bác Kiểm đặc công nhà mình nặng giỏi lắm khoảng 50kg. Sao bác tài thế! Tại hạ khâm phục! Khâm phục!
+ Vẫn biết tiền bối có công rất lớn nhưng cái gì cũng phải có giới hạn. Tiền bối viết bí kíp võ công như thế thì hậu bối chỉ có tẩu hỏa nhập ma…
+ Thế hóa ra cái trực thăng nó bay tới mức đủ thấp để ông này chạy chạy chạy lại bám càng, mà cả thằng phi công lẫn thằng xạ thủ ở trong không làm được gì hả? Nhẽ bọn Mỹ nó ngu quá thiểu năng vậy hả? Hay ông này còn có cả khả năng chạy siêu nhanh như của Flash?
+ Vãi đái với báo chí tuyên truyền. Tuyên truyền trong thời chiến còn hiểu được, còn thời này mà cứ thế này bảo sao bọn thanh niên càng ngày càng ngu, không suốt ngày hổ báo cáo chồn giết người chặt đầu hiếp dâm xác chết…
+ UH-1F sử dụng động cơ mới General Electric T-58-GE-3 với công suất 1,325 hp. UH-1H sử dụng đông cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1400hp. Điều đó có nghĩa là động cơ của nó mạnh từ 1,325 đến 1,400 mã lực. Muốn kéo nó đứng lại phải cần một đối lực bằng ít nhất là 1,300 con ngựa. Bác Kiểm có đi học không nhỉ?
+ Từ bé đến giờ tôi đâu có thấy máy bay trực thăng UH-1H là cái giống gì đâu bác. Cho nên nghe bác bảo bác là “anh hùng tay không quật ngã trực thăng UH–1 của Mỹ” thì tôi bèn chỉ còn biết lắc đầu le lưỡi phục bác sát đất thôi.
+ Có phải khi xưa bác cư ngụ gần kho đạn Long Bình chăng mà nổ đinh tai vậy?
+ Bác nổ còn hơn bom tấn. Bác coi trời bằng vung, coi trí tuệ của bàn dân thiên hạ như dân Bắc Hàn khóc lãnh tụ mới dám tồn trữ của quý.
+ Kỷ lục nâng vật nặng thế giới là 458 kg. Vậy vị anh hùng Bùi Minh Kiểm của chúng ta mạnh hơn đương kim vô địch thế giới bốn lần. Quá khủng khiếp.
+ Thì đã bảo “Với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” mà lị. Với cách nói ngông này, ông kéo trực thăng một phát là xuống ngay.
Tớ cũng đã được thiền sư Nhất Hạnh nhồi sọ về sức quạt yếu ớt của trực thăng Mỹ khi cụ viết trong cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa rằng:
Tôi không thể nào quên được hình ảnh mà tôi trông thấy hôm đó. Chiếc trực thăng hạ dần xuống làm cho những con bò đang kéo chiếc xe đi trên con đường quê sợ hãi chạy nhanh, và cả người cả thúng mủng đồ vật rơi long lốc xuống đường làng. Trên bờ ruộng những người lính Mỹ đã xuống trực thăng, áp tới bắt cóc người thiếu phụ đang lồm cồm ngồi dậy trong tay còn ẳm đứa con trai hai tuổi. Nét kinh khiếp hiện rõ trên khuôn mặt người đàn bà nhà quê trẻ tuổi và trên mặt bà mẹ già đầu bạc. Người thiếu phụ trao con cho mẹ với một cái nhìn không thể nào tả nổi. Và bà mẹ già nét mặt đau thương, chỉ biết đưa tay ôm lấy đứa cháu và nhìn theo, vô cùng tuyệt vọng.”
Gió từ cánh quạt trực thăng yếu thật đấy, trong khi giặc lái kéo người thiếu phụ lên máy bay mà còn dám để cụ Nhất Hạnh đứng sát mặt hai mẹ con bà cụ để nhìn thấy được “cái nhìn không thể nào tả nổi”… hihi…
    
+ Cái loa tuyên truyền phát ra đều có cơ sở, ngay cả người có thể đi trên ngọn lúa. Một anh nói phét có thể chưa được ai tin nhưng ngàn anh nói phét là nhìn lên trời thấy râu Lê Nin thì chục anh còn lại cũng hô lên “Ừ nhỉ… đúng là râu cụ Lê Nin đã hiện ở trên trời!” Quên mất, không biết cái đó gọi là gì. Thôi tạm gọi nó là… hiệu ứng nói phét!
+ Ngày xưa từng có những phi công quân đội nhân dân ta “rình trong mây, đợi máy bay của địch bay ngang qua rồi nhảy từ máy bay của ta sang máy bay của chúng, nạy cửa bắt sống phi công địch”… theo lời của các cụ Tuyên Huấn thì đây cũng là câu truyện và nhân vật có thật, nhưng tạm thời chưa xác định rõ danh tính, tuổi tác, cũng như là tên của hành tinh nơi sự việc ly kỳ ấy xảy ra. Hahaha…
+ Các chiến công vang lừng của anh bộ đội Hai Thiêng mà các cụ đăng báo thì còn kinh khủng hơn nhiều, tuy các chi tiết cũng là ba xạo nhưng mà ít ra còn có cái… tên là thật, thế mà chưa được xây công viên để tuyên dương!
Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Lê Thị Thu Nguyệt, Đặng Hoàng Ánh xin chào thua cụ Bùi Minh Kiểm!


2013/6/26 hung tram <tram197@msn.com>
Hiện vật “viên gạch hồng” đang trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

alt

Lâu nay, theo sách báo của Đảng CS kể, thì “viên gạch trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay là viên gạch được ông Tổng lãnh sự Pháp tặng.

Căn phòng mà người thợ ảnh Nguyễn Ái Quốc thuê rất thiếu thốn tiện nghi, không có phương tiện để sưởi ấm nên rất lạnh. Bởi vậy, cũng giống như những người nghèo ở Pháp, về mùa Đông, “mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh Nguyễn để một viên gạch vào lò bếp của bà chủ nhà. Chiều đến, anh lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét” và hình ảnh “viên gạch hồng” đã đi vào thơ ca. Chế Lan Viên viết: “Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá”. Còn Tố Hữu thì viết: “Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen/Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn/Một hòn gạch nóng nung tâm huyết/Mẩu bánh mì con nuôi chí bền”.”

Tuy nhiên, một sinh viên ở Sài Gòn nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện nên anh làm một thí nghiệm sau đây:

Cháu làm theo Bác để sưởi ấm trong mùa Đông. Ở Sài Gòn không có mùa Đông lạnh giá, cháu bèn mở máy lạnh trong phòng ngủ xuống mức thấp nhất là 17oC, rồi xuống nhà dưới nướng một viên gạch gần giống với viên của Bác trên bếp ga trong 1 giờ, để viên gạch đỏ hồng lên như được mô tả trong chuyện. Cháu cũng bọc viên gạch vào tờ báo để mang vào phòng ngủ, nhưng không được. Cháu thử mấy lần, khi thì tờ báo bị cháy, khi thì cháu gập lại 4-5 lớp mà hơi nóng vẫn xuyên qua báo làm phỏng tay. Có lẽ là tờ Tuổi Trẻ nhỏ hơn và mỏng hơn tờ Người Cùng Khổ của Bác khi xưa chăng?

Mãi không được, cháu không dùng giấy báo nữa, mà úp viên gạch vào một cái nồi to, rồi cầm cán nồi, mang cả nồi cùng gạch vào phòng. Cháu để viên gạch cùng nồi xuống dưới gầm giường. Nhưng chỉ ở 17oC mà viên gạch mất hết nhiệt và lạnh ngắt trong vòng 1 giờ. Cháu phải chạy xuống bếp nướng viên gạch lại thêm 30 phút, cho vào nồi, lại mang lên bỏ xuống dưới gầm giường. Viên gạch nguội, cháu lại chạy xuống bếp nướng tiếp. Cả đêm, cháu chẳng ngủ nghê được gì.

Làm sao mà Bác chỉ nướng viên gạch một lần là có thể sưởi ấm suốt đêm trong thời tiết lạnh cóng dưới không độ ở Paris được nhỉ? Vô lý, cháu nghi quá! Hay là Bác… chém gió?

Tôi cũng ngờ như bạn sinh viên này lắm. Bạn không tin thì tự mình làm thử thí nghiệm này đi. Ôi, Bác vĩ đại!

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

VUI CƯỜI

VUI CƯỜI


Thầy Tu Và Cô Gái
Một nhà sư đi xin ăn giữa 1 trưa hè oi bức. Khát quá, bèn vào nhà 1 gia đình bên đường xin nước uống. Một cô gái trẻ vội mang chai nước lọc ra nhưng quên mang ly ra. Vì khát quá nên vị sư kia cầm chai lên uống. Cô gái thấy thế ái ngại và nói:
- Thầy đừng tu, để em lấy...
Vị sư kia liền trả lời:
- Thôi, đừng lấy. Để thầy tu...


Không đời nào

Một thanh niên thấy một người đàn ông ôm bộ mặt bầm tím loạng choạng đi ngoài đường, anh ta ái ngại hỏi:

- Ông có cần tôi đưa về nhà không?
- Không đời nào! Tôi vừa chạy từ đó ra.


Bức điện
Gia đình nọ nuôi rất nhiều bò. Một bận, anh chồng có việc phải về trong quê, dặn vợ khi nào bò cái đẻ thì nhắn anh ta ra. Vài ngày sau, anh chồng nhận được một bức điện vẻn vẹn bốn chữ viết liền nhau:
"Bò đẻ anh ra".



Bú sữa mẹ
Một thiếu phụ mang một em bé sơ sinh vào khám tổng quát tại một văn phòng bác sĩ nhi khoa. Sau khi khám em bé xong, bác sĩ nói:
- Cháu bé thiếu cân rất trầm trọng. Không hiểu là bé bú sữa mẹ hay bú sữa chai?

Người thiếu phụ trả lời:
- Cháu bú sữa mẹ. 
Bác sĩ nói: 
- Thế thì xin bà ngồi trên ghế này; cởi áo ra để tôi khám xem.


Sau khi xoa nắn bóp… khám rất kỹ lưỡng bộ ngực của thiếu phụ, bác sĩ kết luận là:
- Cháu bé thiếu cân, lớn không nổi là phải rồi. Bà chẳng có sữa gì cả.
Thiếu phụ trả lời:
- Bác sĩ nói rất đúng, bởi vì tôi là dì của nó....


Phạm tội
Tại một trường họ đạo, vị linh muc hỏi học sinh:
- Nào các trò! Muốn được Chúa tha tội, trước hết chúng ta phải làm gì?
Cả lớp đồng thanh trả lời.
- Phải phạm tội ạ!


Tiếng Anh và..
Trong cuộc thi tiếng Anh, giám khảo hỏi thí sinh:
- Những cô gái thường nói câu gì đầu tiên trong đêm tân hôn?


Sau hồi lâu suy nghĩ, gãi lia lịa, thí sinh chặc lưỡi

- So hard

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Hô hấp nhân tạo cấp cứu:Y khoa VN phát triển vượt bực_Respiration artificielle au Viêt-Nam... en 2015


 Y khoa VN phát triển vượt bực
Respiration artificielle au Viêt-Nam... en 2015 ...
Hô hấp nhân tạo cấp cứu:


Nghe đâu các phái đoàn giáo sư y khoa khắp thế giới đang xin qua Việt Nam học hô hấp nhân tạo theo kiểu này